sau 150 nam phat minh ra tui nilon alexander parkes nghi gi

Sau 150 năm phát minh ra túi nilon, Alexander Parkes nghĩ gì ?

Kể từ khi xuất hiện túi nilon trong siêu thị ở Mỹ vào cuối thập niên 1970, đến nay chúng đã có mặt khắp mọi nơi trên thế giới.
Người sản xuất túi ni lông đầu tiên là nhà hóa học Anh Alexander Parkes phát minh từ 150 năm trước đây. Ngay sau đó, người tiêu dùng trên toàn thế giới nhanh chóng nhận ra đó là phương thức đóng gói hàng hoá phổ biến nhất. Túi nillon giá rẻ hơn, mỏng nhẹ và bền dai hơn túi giấy là những ưu điểm dễ nhận thấy của chúng. Ước tính, mỗi năm nhân loại xài khoảng 500 tỉ đến 1.000 tỉ túi nhựa và con số đó vẫn tiếp tục tăng. Riêng người dân tại thành phố Luân Đôn đã khoảng 1,6 tỉ cái túi xốp mỗi năm. Điều này liệu có nằm ngoài sức tưởng tượng của Alexander Parkes ?Sau 150 năm phát minh ra túi nilon, Alexander Parkes nghĩ gì ?
 
Điều gì đã xảy ra sau đó ? Số phận của túi nilon sẽ đi đến đâu ?

Khi việc sử dụng túi nilon và rác thải từ chúng đang trở thành vấn đề của toàn xã hội, nhiều quốc gia bắt đầu có những hành động mạnh mẽ. Các công ty, tổ chức phi chính phủ thì nghĩ cách khác. Một số phương án túi nilon thân thiện : túi nilon tự huỷ - túi nhựa tái chế - hay túi tái sử dụng nhiều lần… đã xuất hiện. Nhưng thực sự chúng là gì ?
 
- Túi nilon tự huỷ làm từ bột bắp về lầu dài có thể gây hại cho môi trường nhiều hơn so với túi ni-lông thông thường. “Khi loại túi nhựa sản xuất từ bột bắp bị vứt ra bãi rác, trong quá trình phân hủy, chúng giải phóng methane – khí gây hiệu ứng nhà kính cực mạnh” , ông Michael Laurier – tổng giám đốc Symphony Plastics.
 
- Một số loại nhựa tự hủy (trong đó có loại làm từ bột bắp) chứa đến 50% thành phần nhựa nhân tạo có nguồn gốc từ dầu mỏ - Hiệp hội Nhựa Tự hủy Anh quốc cho biết.

- Túi nhựa thân thiện hơn với môi trường bằng cách thêm chất phụ gia D2W vào hạt nhựa polyethylene trong quá trình sản xuất cũng phải cần tới trung bình 2 năm để có thể “ tự huỷ”.

Vậy cuối cùng thì thế giới nên làm gì với túi nilon ?

Chính phủ Mỹ và một số quốc gia bắt đầu xem xét đánh thuế môi trường. Anh đang thông qua luật cấm túi bóng tại một số thành phố lớn. Ireland đã đánh thuế 15% đối với túi nilon siêu thị, và năm 2008 Australia cũng sẽ thực hiện tương tự. Nhưng thực sự điều đó liệu có khả thi ?

Trước câu hỏi có nên cấm dùng túi ni-lông, ông Michael Laurier – tổng giám đốc Symphony Plastics cho rằng không nên, và dẫn chứng khi Ireland đánh thuế vào túi ni-lông, doanh số mặt hàng này giảm 90% nhưng doanh số túi nhựa đựng rác lại tăng thêm 400%.

Đó là chưa nói nhân loại có thể phải “trả giá” đắt hơn trong việc sản xuất túi xách từ những nguyên liệu thay thế như bột bắp hoặc dầu cọ. Mới đây, tổ chức môi trường Hòa bình Xanh báo động thực trạng phá hủy rừng trên diện rộng ở Indonesia để trồng cọ nhằm đáp ứng nhu cầu dầu cọ đang tăng cao. Đất vốn là kho dự trữ khí carbon hiệu quả. Đốt rừng không khác nào giải phóng hàng tấn khí các-bô-níc (CO2) vào bầu khí quyển.

Vấn đề là trong tương lai chúng ta sẽ sử dụng thứ gì để mang hàng hóa về nhà? Peter Robinson – Giám đốc tổ chức Theo dõi rác thải ở Luân Đôn nói: “Trước hết và quan trọng hơn hết là phải hạn chế dùng túi ni lông đồng thời khuyến khích việc sử dụng túi xách có thể tái sử dụng nhiều lần”. 
Hotline 0908796118 Icon-Zalo 0908796118 Hotline 0918826296 Icon-Zalo 0918826296 Icon-Messager Messenger